TOP 10 NGỌN NÚI CAO NHẤT VIỆT NAM

10 ngọn núi cao nhất Việt nam đang chờ các bạn khám phá.
 Lên kế hoạch để chinh phục tất cả chúng nào.
1

Fanxifang ngọn núi cao nhất Việt Nam, được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương.
2
Rừng Putaleng còn khá nguyên sinh. Đặc biệt rất nhiều hoa đỗ quyên. Cảnh khá đẹp và thơ mộng. Trên đỉnh bạt ngàn đỗ quyên, nếu lên vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 thì vô cùng tuyệt vời.
3
Rừng Putaleng còn khá nguyên sinh. Đặc biệt rất nhiều hoa đỗ quyên. Cảnh khá đẹp và thơ mộng. Trên đỉnh bạt ngàn đỗ quyên, nếu lên vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 thì vô cùng tuyệt vời.
4
Rừng Putaleng còn khá nguyên sinh. Đặc biệt rất nhiều hoa đỗ quyên. Cảnh khá đẹp và thơ mộng. Trên đỉnh bạt ngàn đỗ quyên, nếu lên vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 thì vô cùng tuyệt vời.
5
Đây là đỉnh núi mới toanh, chưa có tên trên bản đồ và rất ít người biết đến. Cái tên Khang Su Văn cũng chỉ để tạm đặt. Người dân trong bản gọi đây là Hoàng Liên San (đỉnh Hoàng Liên). Đỉnh núi nằm giữa hai cột mốc cao nhất Việt Nam 79 và 80. Chúng tôi lên đường chinh phục Khang Su Văn vào dịp 30/4 năm 2015.
Vì là cung mở đường nên độ khó là khá cao. Đoạn chính lên đỉnh có dốc thẳng đứng, gió rất mạnh. Có những chỗ phải lăn lê bò toài rất kham khổ. Ngoài ra ở đây còn có “đặc sản” vắt và rắn rất nhiều. Vắt tý tách nhảy như quân Mông trên khắp đường đi. Do khu vực biên giới nên việc đi lại xin giấy phép thủ tục cũng rất phức tạp. – Rừng này có khá nhiều hoa Đỗ Quyên, chủ yếu là trắng vàng. Xung quanh có rất nhiều đỉnh cao chót vót trông khá hoành tráng và đẹp.
6
Nhìn trên google earth thì có vẻ như chung một dãy với Putaleng nhưng thực ra đây lại là một khối hoàn toàn riêng biệt. Chúng tôi lên đường mò mẫm tìm đỉnh này vào chung tuần giữa tháng 8 năm 2015.
Dù đây cũng là cung mở đường nhưng trek Tả Liên không quá khó khăn như 1 số cung mò mẫm khác. Chỉ có vài đoạn phải đi men theo sườn núi là tương đối nguy hiểm. Nhưng bù lại rắn, ong và sâu róm ở đây lại nhiều vô kể nên trek cung này cần phải hết sức thận trọng.
Rừng Tả Liên còn rất hoang sơ vì chưa có dấu chân khách du lịch đến. Nơi đây có nhiều cây cổ thụ và một khu toàn phong là phong. Tôi đi chưa thấy rừng nào có nhiều phong như thế. Ngoài ra, núi non ở đây cũng rất hùng vỹ, tôi gọi nó là dãy Côn Luân của Việt Nam. Cũng giống như ở Putaleng, trên đỉnh Tả Liên có rất nhiều hoa đỗ quyên. View rộng nhìn được cả thành phố Lai Châu.
7
Cung đường trek bắt đầu từ Mỏ Chỉ, một công ty của Trung Quốc. Trek chỉ toàn trên dốc thẳng đứng nên cũng mất khá nhiều sức lực. Nhưng bù lại có lối mònvà khá rộng rãi, cung trek cũng tương đối ngắn. Đi xuống rất đơn giản, thuận tiện. Đây là một địa điểm săn mây lý tưởng vì view rất rộng và quang đãng.
8
Nhìu Cồ San cũng là đỉnh khó nhằn nhất mà tôi đã từng leo từ trước đến nay. Mất đến gần 2 ngày mở đường, lạc tứ tung trong rừng. Dù cung đường không dài lắm, nhưng phải vượt qua rất nhiều vách đá cheo leo và phải len lỏi trong những bụi cây toàn gai. Một điều nguy hiểm nữa ở Nhìu Cồ San là ở đây có rất nhiều thú dữ. Theo dân bản rừng có gấu, hổ, lợn rừng và rắn. Bản thân những người dân ở đây cũng rất ít khi vào khu rừng này vì từ năm 2013 đến nay đã vài người phải bỏ mạng ở Nhìu Cồ San.
Tuy bị tàn phá nặng nề bởi trận bão tuyết lịch sử năm 2014 nhưng Nhìu Cồ San vẫn là một trong những ngọn núi đẹp nhất mà tôi đã từng đi. Rừng có rất nhiều hoa như sim, đào, mận, đỗ quyên… Đỗ quyên ở đây cũng cực kỳ đa dạng về chủng loại từ tím đến đỏ, vàng, trắng… đều đủ cả. Trên đỉnh có thể nhìn thấy xung quanh Y Tý, Ngải Thầu, Ki Quan San, Sàng Ma Pho… và cũng có rất nhiều đỗ quyên.
9
Lùng Cúng nằm ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái. Cách Tú Lệ khoảng 25 km, bản Lùng Cúng là một trong những địa điểm khó tìm đến nhất, mất một ngày 1 đêm để chinh phục ngọn núi này. Ở đây không có sóng điện thoại toàn phần, điện yếu, thông tin cực kỳ hạn chế. Thế nên, việc tìm thông tin về đỉnh Lùng Cúng quả không phải là điều đơn giản. Chúng tôi tìm đường chinh phục Lùng Cúng vào ngày 29-01-2015. Và rất may mắn chúng tôi đã lên được đỉnh cao nhất mà không cần đến porter hay người dẫn đường nào. Có một đường khác xuất phát từ Chế Cu Nha (Mù Cang Chải) nghe nói là đơn giản hơn nhiều.
Bản Lùng Cúng có độ cao lên đến hơn 1.700 mét nên quãng đường trek lên đỉnh Lùng Cúng cũng không phải dài lắm. Nếu phi thẳng xe vào bìa rừng thì trek chỉ khoảng 10 km là căng. Cũng có một số dốc khá cao nhưng không quá khó để chinh phục.
Đường lên đỉnh Lùng Cúng có nhiều phong, rừng già rậm rạp và còn khá nguyên sơ. Trên đỉnh đã được san phẳng để làm sân bay quân sự thời chiến tranh nên rất rộng rãi, có thể đá bóng gôn tôm thoải mái. Ngoài ra đỉnh Lùng Cúng cũng không có gì đặc biệt mấy.
10
Tên gọi chính thức của đỉnh là Nam Kang Ho Tao hay Xin Tchơ Pao hiện nay vẫn chưa được rõ ràng. Nhưng tôi nghiêng về cái tên Nam Kang Ho Tao hơn (căn cứ theo bản đồ quân sự). Đây là đỉnh núi cuối cùng trong top 10 mà tôi trek nhưng lại ngốn nhiều thời gian trek nhất (5 ngày, 4 đêm trong rừng). Cũng giống như 3 đoàn đã lên đỉnh từ trước, chúng tôi chọn địa điểm xuất phát là ở bản Thào A, Than Uyên,Lai Châu để trek. Tuy nhiên, có lẽ đi từ phía Lao Chải hoặc Tả Van sẽ gần hơn rất nhiều.
Đây là cung trek có độ dài rất cao khoảng hơn 20 km (một chiều). Đường đi phải qua nhiều thác, suối và vách đá khá nguy hiểm. Có một số đoạn phải đu người để qua. Chỗ đường lên đỉnh dốc, rất dễ bị trơn trượt. À mà nói thêm đỉnh này nghe đồn có ma – không phải chuyện đùa đâu, thật đấy. Tôi sẽ có bài riêng để viết về hành trình chinh phục đỉnh núi ma quái này sau.
Điều tạo nên vẻ đẹp của Nam Kang Ho Tao chính là những vách đá dựng cheo leo, những con suối và những ngọn thác to rêu phủ kín. Tuy nhiên, thảm thực vật ở đây lại không có gì nổi bật lắm.
Đừng quên trang bị cho mình  những đồ dùng cần thiết để chinh phục chúng nha các bạn.
Chúc các bạn có những chuyến đi thành công!